Giáo Hoàng Phanxicô gần
đây đã đưa ra một thông điệp mạnh mẽ để chào đón năm mới tại Đền Thờ Thánh
Phêrô vào ngày cầu cho Hòa Bình Thế Giới trong Giáo Hội Công Giáo. Trong thông
điệp như là lời giới thiệu cho chủ đề của năm mới, ngài đề cập đến các khía cạnh
trong việc hợp nhất các tôn giáo và các nền văn hóa.
Theo bản tin của trang
thông tin điện tử Huffington Post, Giáo Hoàng Phanxicô thúc giục mọi tôn giáo
hãy đến với nhau và hiệp nhất trong cuộc chiến chống lại tệ nạn buôn người và
buôn nô lệ thời nay. Thông điệp mạnh mẽ này khá là phù họp với chủ đề của năm
nay “Không còn là nô lệ, nhưng là anh chị em.”
“Tất cả chúng ta được
Thiên Chúa mời gọi để sống tự do, tất cả được mời gọi để trở thành con cái của
Người, và từng người một, theo trách nhiệm của bản thân mình, được mời gọi để
chiến đấu chống lại những hình thức nô lệ thời hiện đại. Từ các dân tộc, các nền
văn hóa và tôn giáo, chúng ta hãy hiệp nhất để có được sức mạnh.”
Cho dù khái niệm về việc
kết hợp mọi tôn giáo lại với nhau có vẻ như là một điều chắc chắn làm cho thế giới
trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Nhưng, thật đáng tiếc khi mà một viễn cảnh trong
thực tế cho thấy rằng có những sự nghi ngờ rất rõ rệt. Do có nhiều niềm tin
khác nhau từ những tôn giáo khác nhau, những người yêu thích tự do và hòa bình
không thể sống chung được với các ý thức hệ về tôn giáo, những sự ràng buộc về
tôn giáo hoặc những quốc gia được cai trị bởi thần quyền, vì khoa học và tôn
giáo thường xung đột với nhau. Bản tin cũng chỉ ra sự phức tạp trong mối quan hệ
giữa khoa học và tôn giáo, và sự phức tạp này cũng thường gây ra nhiều tranh
cãi liên quan đến sự phân biệt rạch ròi giữa giáo hội và nhà nước. Tuy nhiên,
cũng có những người đã từng nêu ra khẩu hiệu “hãy đến với nhau” như là việc
hình thành một tôn giáo chung.
Sự tranh luận đang diễn
ra liên quan đến khái niệm và sự nhận thức sai lạc về vấn đề “một tôn giáo
chung” đã làm bùng nổ một cuộc tranh cãi. Cho dù có một số người đồng ý với
quan điểm của Giáo Hoàng Phanxicô, nhưng nhiều người lập luận rằng về mặt lý
thuyết thì điều này không bao giờ có thể xảy ra, và “hòa bình trên trái đất” là
một kỳ công không thể thực hiện được. Chẳng hạn như, nhiều độc giả không thể
nào đo lường được mức độ mà các tín đồ Hồi Giáo có thể chấp nhận niềm tin từ
các tôn giáo khác hay các nền văn hóa khác, cho dù họ chấp nhận ý tưởng chống
chế độ nô lệ.
Sau đây là một số phản
ứng đối với viễn cảnh hợp nhất mọi tôn giáo của Giáo Hoàng Phanxicô.
“Tôi luôn cảnh giác về
những gì mà Giáo Hoàng Phanxicô phát biểu. Chương trình hành động của ông thật đáng nghi ngờ.
Chúng ta là những người biết suy nghĩ. Hãy suy nghĩ đi.”
“Thật không may là sẽ
không bao giờ có được hòa bình trên thế giới. Người ta bắt tay nhau làm những
việc gây bất an và bạn nghĩ rằng người ta sẽ dừng những việc làm này lại để kiến
tạo hòa bình hay sao?
“Bạn sẽ cảm thấy như
thế nào nếu có ai đó đề nghị rằng tất cả mọi người nên theo một tôn giáo khác,
chẳng hạn như theo Phật Giáo…bạn có thích như vậy không?
“Giáo Hoàng có thể
thuyết phục những người Công Giáo, một số người Tin Lành, và ngay cả một ít
giáo sĩ Hồi Giáo trong một buổi họp vì công lý, nhưng nói chung người Hồi Giáo
sẽ không bao giờ đồng ý việc chống chế độ nô lệ, ít nhất là không đồng ý về mặt
thực hành, vì nếu đồng ý, họ sẽ phải chỉnh sửa lại sách kinh của họ. Dù sao đi
nữa, khi các tổ chức tôn giáo “hợp nhất lực lượng” trong các nghi thức cử hành
tôn giáo, trong việc cầu nguyện…vẫn sẽ là một nỗ lực vô vọng để trộn lẫn ánh
sáng với bóng tối, trộn lẫn điều lành với sự dữ, nhưng Kinh Thánh đã nói rõ rằng
chúng ta chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin (2 Côrintô 6:14). Một giáo hội mà
hợp nhất sói vào đàn chiên thì giáo hội đó sẽ sớm bị hủy diệt.”
“Chắc chắn chúng ta không
thể trở nên một tôn giáo. Tất cả chúng ta có thể mong muốn những điều tốt đẹp
nhất cho đất nước chúng ta, nhưng để trở thành một tôn giáo thì không ai muốn.
Người Hồi Giáo, tổ chức Hamas, các chiến binh Hồi Giáo không nghĩ như thế!”
Tuy nhiên, có một số
tín hữu nghĩ rằng khoảng cách giữa đức tin và khoa học sẽ thu hẹp lại vào một
ngày gần đây. Nhưng việc này sẽ có ý nghĩa gì? Trong Sách Khải Huyền, Kinh
Thánh nói về một tôn giáo toàn cầu trong thời cuối. Vì vậy, cho dù có những khẳng
định tương đối tích cực thì nhiều người vẫn nhận thấy rằng khái niệm về hòa
bình trên trái đất đang bị rối loạn.
Bạn có đồng ý hay
không đồng ý với quan điểm về việc hợp nhất các tôn giáo của Giáo Hoàng
Phanxicô? Hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét