Hiển thị các bài đăng có nhãn Cập Nhật trong Giáo Hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cập Nhật trong Giáo Hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

KINH THÁNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI ĐỂ LOẠI BỎ VIỆC GIỮ CHAY NHƯ THẾ NÀO?


Chúng ta cùng xem xét một câu Lời Chúa trong Kinh Thánh có liên quan đến việc giữ chay:
Maccô chương 9 câu 29:
Bản dịch cũ: Người đáp: "Loại đó không thể trừ được, nếu không cầu nguyện và ăn chay". http://www.thanhlinh.net/node/108053
Bản dịch hiện nay: Người đáp: "Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi." http://conggiaovietnam.net/kinhthanh/tanuoc.htm
Câu Kinh Thánh trong bản dịch mới này bỏ hẳn hai chữ “ăn chay”.
Không chỉ có ở Việt Nam, việc sửa đổi này diễn ra ở quy mô rộng khắp.
Bản dịch của Douay-Rheims Bible, bản dịch từ tiếng Hy Lạp lâu đời nhất và có giá trị nhất hiện nay, nhưng không được sử dụng rộng rãi, vẫn có chữ “fasting”: “ăn chay”. Hầu như rất ít người biết đến bản dịch này vì nó không được sử dụng rộng rãi. http://www.drbo.org/chapter/48009.htm :
And he said to them: This kind can go out by nothing, but by prayer and fasting.
Bản dịch của King James Bible cũng rất đáng tin cậy và có giá trị nhưng cũng không được sử dụng rộng rãi, vẫn có chữ “fasting”: “ăn chay” https://www.kingjamesbibleonline.org/Mark-Chapter-9/ :
And he said unto them, This kind can come forth by nothing, but by prayer and fasting.
Bản Tiếng Anh hiện đang được sử dụng chính thức hiện nay, rất phổ biến và được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sử dụng chính thức. Bản dịch này không có chữ fasting.  http://www.usccb.org/bible/readings/022017.cfm :
He said to them, "This kind can only come out through prayer."
Việc giữ chay hoặc “ăn chay” chắc hẳn phải là việc quan trọng cũng tương đương với việc cầu nguyện nên Chúa Giêsu mới đề cập đến. Tuy nhiên, người ta đã rất tinh vị loại bỏ việc “ăn chay” và bản dịch được chuyển thành "chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi."
Các tín hữu tha hồ mà cầu nguyện thiết tha nhưng vô tình bỏ qua một khí giới hữu hiệu là chay tịnh hoặc “ăn chay” nên lời cầu nguyện ít có hiệu lực hoặc có thể không có hiệu lực, rồi dần dà chán nản mà bỏ luôn cả việc cầu nguyện.
Kinh nghiệm bản thân của tôi nhiều lần cho thấy rằng:  trong cuộc sống đôi khi có những vấn đề nan giải, rất khó giải quyết, nhưng chính trong những ngày tôi giữ chay nghiêm nhặt kết hợp với cầu nguyện, thì thường xuất hiện những đột biến, và những vấn đề nan giải được giải quyết một cách dễ dàng.

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

Càng ngày càng nhiều linh mục không thể chịu đựng nổi Giáo Hoàng Phanxicô

Ông đã được giới truyền thông tôn vinh như là nhà cải cách không biết sợ hãi, nhưng nhiều vấn đề đang phát sinh liên quan đến những lời phán xét của ông ta


Vào ngày 2 tháng 1, Tòa Thánh Vatican đã công bố một bức thư của Giáo Hoàng Phanxicô gửi cho các giám mục trên toàn thế giới, theo đó giáo hoàng đã nhắc nhở các giám mục rằng họ buộc phải tỏ ra ‘tuyệt đối không dung thứ’ đối với tội lạm dụng tình dục trẻ em. Ngày hôm sau, tạp chí Week của Mỹ đã cho đăng một bài nói về linh mục Mauro Inzoli của Ý, người có biệt danh là ‘Don Mercedes’ và là người có niềm đam mê đặc biệt đối với những chiếc xe hơi đắt tiền và những cậu bé vị thành niên.
Vào năm 2012, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đã tước các năng quyền linh mục của ông Mauro Inzoli, và việc hồi tục ông có hiệu lực.  Tuy nhiên, vào năm 2014, các năng quyền linh mục đã được giáo hoàng Phanxicô phục hồi cho ông, giáo hoàng cũng cảnh báo ông phải tránh xa các trẻ vị thành niên.
Thế rồi nhà chức trách Ý cuối cùng lại phải nhúng tay vào một loạt những lời thú tội của các trẻ vị thành niên. Vào mùa hè năm ngoái, linh mục Mauro Inzoli đã bị tuyên án bốn năm và chín tháng tù giam vì những cáo buộc về tội ấu dâm. Tòa Thánh Vatican, theo lệnh ‘tuyệt đối không dung thứ’ của giáo hoàng Phanxicô, lại từ chối cung cấp chứng cớ mà các công tố viên yêu cầu.
Nếu như Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đã có cách hành xử đạo đức giả như vậy đối với một vụ lạm dụng tính dục trẻ em trong hàng giáo sĩ, thì ngài sẽ bị áp lực đè cho chết bẹp: ngài sẽ bị xua đuổi ra khỏi Tòa Thánh chứ đừng nói đến việc từ nhiệm.

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

“Lời phát biểu quái gở gây nên cơn ác mộng”: Linh mục Brian Harrison nói về những phát ngôn của Giáo Hoàng liên quan đến việc truyền giáo


Từ một lời phát biểu mới đây (tháng 11 năm 2016) của Giáo Hoàng Phanxicô trong một cuộc phỏng vấn đột xuất trên chuyến bay:
Giáo Hoàng Phanxicô nói: “Do đó, việc truyền giáo giữa các Kitô hữu, tự bản thân nó, là một tội lỗi nghiêm trọng.”
Nhà báo liền hỏi: “Tại sao?”
Giáo Hoàng trả lời: “Vì nó mâu thuẫn với chính tính năng động trong cách thức trở thành Kitô hữu và sống như một Kitô hữu.” Ông ta nói thêm rằng: “Giáo Hội không phải là một đội bóng rảo quanh để kiếm người hâm mộ.”
Thật khó có thể tưởng tượng ra được một nhận xét nào hời hợt hơn và có tính con nít hơn lời phát biểu này về những mối liên hệ với những chi phái khác của Kitô Giáo.

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

6 Lý Do Giải Thích Việc Nên Một Tại Bàn Thánh Thể Với Người Tin Lành Luther Là Không Thể Được


Linh mục Brian Harrison, O.S.
Tuyên bố chung để xúc tiến việc nên một tại Bàn Thánh Thể, được ký kết tại Lund, Thụy Điển, giữa Giáo Hoàng Phanxicô và Chủ tịch Liên hiệp Tin Lành Luther Thế Giới (mà các giáo hội thành viên của Liên hiệp này thường ủng hộ việc phá thai và “hôn nhân” đồng giới), là một việc làm gây đau đớn tột cùng. Chúng ta buộc phải ghi nhớ những thực tế được nêu ra ở dưới đây:
1) Những người tin lành (thệ phản) Luther không tin vào Hy Tế Thánh Lễ (mà chính bản thân ông Luther đã không ngừng nguyền rủa một cách vô cùng hiểm độc như thể là đồ ghê tởm khốc hại). Việc chối bỏ đức tin này đã bị kết án một cách xác đáng bởi Công Đồng Trentô ở các số (DS 1751-1759 = Dz 948-956) – một phán quyết đã được xác nhận một cách chính thức bởi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI trong Bản Tuyên Xưng Đức Tin Dân Chúa vào năm 1968 (1968 Credo of the People of God (“Solemn Profession of Faith”).
2) Những người tin lành Luther cũng không tin vào việc biến đổi bản thể của bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa Kitô. Việc chối bỏ này cũng đã bị kết án một cách chính thức bởi Công Đông Trentô ở các số (DS 1652 = Dz 884). Một lần nữa, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cũng chính thức xác nhận điểm này trong Đức Tin của chúng ta nơi Thông Điệp Mầu Nhiệm Đức Tin 1965 (1965 Encyclical Mysterium Fidei) và trong Bản Tuyên Xưng Đức Tin Dân Chúa 1968.

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

10 Mưu Chước Nguy Hiểm Nhất của Tên Ác Quỷ

Paris_Gargoyle-300x225



Tác giả: Linh mục Dwight Longenecker
Satan là con rắn. Hãy nhớ điều đó.
Hắn là tên lừa dối và là cha của những điều dối trá.
Satan hoạt động trong đời sống chúng ta để ra sức cám dỗ chúng ta phạm tội và lôi kéo chúng ta xa rời Thiên Chúa; hắn cũng hoạt động trên thế giới, cố gắng lừa dối chúng ta, làm cho chúng ta rối loạn. Hắn muốn chúng ta mất đức tin và từ bỏ Thiên Chúa.
Sau đây là mười mưu chước của hắn. Hãy xem xét những mưu chước này và hãy đề phòng trước những ý định của hắn.
  1. Thuyết Tương Đi (Relativism):
    Trong triết học, Thuyết Tương Đối là tư tưởng cho rằng không có gì là thật cả. Tên ác quỷ không muốn chúng ta tin vào sự thật, vì nếu không có sự thật, thì cũng sẽ không có gì là đúng và sai, và nếu không có gì là đúng và sai, thì việc gì cũng có thể đượ Hắn có thể cám dỗ bạn phạm tội dễ dàng hơn nhiều khi hắn làm cho bạn tin rằng không có gì là tội lỗi cả.

    Tuyết Tương Đối nhan nhản khắp nơi trong xã hội chúng ta. Nó mang nhiều hình thức khác nhau. Những mưu chước khác của tên ác quỷ trong bài này mô tả một số những hình thức khác nhau của Thuyết Tương Đối. Đó là những cạm bẫy mà chúng ta có thể rơi vào.
  2. Ch Nghĩa Trung Dung (Indifferentism):
    Đây là tư tưởng rằng tất cả các tôn giáo đều gần như giống nhau và bạn theo đạo nào cũng không sao cả. Chủ Nghĩa Trung Dung phổ biến nơi những người theo phái Thệ Phả Bạn có thường nghe một số người nói: “Đi nhà thờ nào cũng được miễn là bạn yêu mến Chúa Giêsu” không? Thuyết Trung Dung cũng nới rộng ảnh hưởng đến thuyết đa văn hóa.

    Người ta nói bạn muốn theo đạo Ấn Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo, đạo Sikh, đạo Phật, hay đạo Công Giáo cũng được. “Chúng ta cùng leo lên một ngọn núi bằng những con đường khác nhau.” Khi nói thì có thể là như vậy, nhưng một số con đường thì tốt hơn những con đường khác vì nó chân thật hơn, và thành thật mà nói thì một số con đường đi xuống chứ không đi lên.

    Hãy hiểu cho rõ ràng. Chúa Giêsu Kitô là mặc khải cuối cùng đầy đủ nhất và trọn vẹn nhất của Thiên Chúa dành cho nhân loại và đạo Công Giáo thì đầy đủ nhất, có nguồn gốc lâu đời nhất và là sự hiệp nhất trọn vẹn với mặc khải duy nhất của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô.  
  3. Ch Nghĩa Chiết Trung (Eclecticism - Trung hoà mt cách máy móc nhng quan đim khác hn nhau):
    Chủ Thuyết này có họ hàng gần với Chủ Nghĩa Trung Dung. Chủ Nghĩa Chiết Trung là tư tưởng cho rằng bạn có thể trộn lẫn và nhập lại tất cả những tôn giáo và những linh đạo khác nhau – giống như bạn tự làm một món cà rem trái cây thập cẩm gồm có nhiều loại trái cây và si-rô.
Người ta nghĩ điều này có thể thực hiện được vì họ đã thấm nhuần Chủ Nghĩa Trung Dung. Hãy suy nghĩ cho thấu đáo. Bạn không thể gộp chung Hồi Giáo với Kitô Giáo hay trộn lẫn linh đạo của Phật Giáo với đời sống cầu nguyện của đạo Công Giáo được. Đây không phải là món cà rem thập cẩm. Nó không giống như việc bạn tự làm món cà rem trái cây thập cẩm gồm có nhiều loại trái cây và si-rô. Đúng hơn, nó giống như việc bạn bỏ sốt cà chua vào cà rem hoặc dùng sơn trắng thay cho sữa để cho vào cà phê. Đừng dây vào chuyện không thể giải quyết được.    
  1. Ch Nghĩa Đa Cm (Sentimentalism):
Chủ thuyết này đặt việc chọn lựa luân lý và đức tin dựa trên tình cảm thay vì sự thật vĩnh cửu. Nó có thể là tình cảm xấu hay tốt. Bạn nổi giận với người nào đó hay nổi giận với quyết định của người nào đó, vì thế mà bạn đặt quyết định về luân lý hay đức tin dựa trên cơn giận của bạn.
Hay bạn có thể cảm thấy sự ngọt ngào và dễ thương của một sự việc nào đó nên bạn dựa vào tình cảm để quyết định điều đó. Ví dụ: Hai chàng trai muốn “kết hôn” và các bạn nói, “Ôi, Ronnie và Donnie là hai chàng trai hết sức dễ thương! Tại sao họ không cưới nhau như những người khác?” Các bạn đặt nền tảng quyết định của mình dựa trên tình cảm về Ronnie và Donnie, các bạn muốn là người “dễ thương” và có những ý tưởng đầy cảm tính về đám cưới, tiệc tùng và những ngày linh đình. Đừng thực hiện những quyết định quan trọng chỉ dựa vào những cảm xúc của bạn. Hỗn độn và tăm tối đang nằm chờ trên đường.
  1. Ch Nghĩa V Li (Utilitarianism):
Chủ thuyết này đặt việc chọn lựa luân lý và đức tin dựa trên những gì được coi là có hiệu quả, có năng lực và có kinh tế. Ví dụ như việc người mẹ ở nhà dưỡng lão. Mẹ bị mất trí. Mẹ ở đó tốn kém lắm. Bác sĩ đề nghị chích cho mẹ một mũi thuốc để “mẹ không còn là vấn đề nữa.” Đừng làm như vậy. Chủ Nghĩa Vị Lợi là lý do khiến chúng ta giết hàng triệu em bé qua nạn phá thai. Nó có vẻ như là một việc dễ dàng để thực hiện. Hãy quan sát xem Chủ Nghĩa Vị Lợi và Chủ Nghĩa Đa Cảm liên hệ với nhau ra sao: “Bạn không muốn mẹ bạn phải chịu đau đớn nữa phải không? Tại sao ngay cả đối với con chó của bạn mà bạn còn không xử với nó như vậy!” Bạn thấy đường lối của Chủ Nghĩa Vị Lợi dẫn đưa đến đâu rồi đấy.
  1. Ch Nghĩa Tim Tiến (Incrementalism):
Đây chỉ là một từ dài của chữ “nhỏ giọt, nhỏ giọt, nhỏ giọt.” Nói cách khác, tên ác quỷ không đưa ra ý định của hắn một cách rõ ràng dứt khoát. Hắn lấn tới từng chút một. Một chút dối trá, một nửa sự thật, rồi một chút gian dối, rồi lại một nửa sự thật. 
Hãy vạch trần những gì hắn làm ngay từ đầu và đừng nhượng bộ. Hắn sẽ làm cho bạn nhượng bộ những đường lối của hắn qua tình cảm ở chỗ này, vị lợi ở chỗ kia, và một chút trung dung ở chỗ này, rồi một chút tương đối ở chỗ nọ. Hắn luôn luôn hoạt động, gặm nhấm từng chút một, không bao giờ ngủ, không bao giờ nghỉ ngơi.
  1. Ch Nghĩa Vt Cht (Materialism):
Tôi không nói về chuyện bạn đi vào các cửa hàng mua sắm chừng nào bạn vẫn phải đi mua sắm. Đó chỉ là một hình thức nhẹ nhàng của Chủ Nghĩa Vật Chất. Vấn đề sâu xa hơn nằm ở chỗ là người ta càng ngày càng tin chắc rằng không có thế giới siêu nhiên nữa.

Thiên Chúa, các thiên thần, ma quỷ, thiên đàng và hỏa ngục có hay không? Tất cả những điều ấy chỉ là huyền thoại. Không có thế giới vô hình. Các bí tích chỉ là những biểu tượng. Giáo hội chỉ do loài người sáng lập ra. Các linh mục không hơn gì những người làm công tác xã hội mặc áo đen. Cam kết hôn nhân chỉ là một mảnh giấy, xưng tội không khác gì một cuộc trị liệu và trợ giúp cá nhân; bí tích rửa tội và thêm sức chỉ là những nghi lễ dễ thương thời thơ ấu. Đó là Chủ Nghĩa Vật Chất. Bạn có nhận ra nó không? Hãy hết lòng cự tuyệt nó. Đó là sự dối trá.
  1. Ch Nghĩa Khoa Hc (Scientism):
Đây là thứ tư tưởng cho rằng chỉ có một loại sự thật mà bạn có thể biết là sự thật trong khoa học (là sự thật có thể chứng minh được). Trong thực tế thì không ai nói ra điều này, nhưng đó là sự dối trá có sức tàn phá của Satan, vì đó là một trong những điều đơn giản được thừa nhận trong xã hội.
“Chúng ta đều biết rằng khoa học đã phản bác Kinh Thánh phải không?” Không phải. Tất cả Sự Thật đều là Sự Thật thuộc về Thiên Chúa và khoa học chân chính luôn luôn gần gũi với thần học chân chính. Chủ Nghĩa Khoa Học là thứ được sinh ra từ Chủ Nghĩa Vô Thần mà người ta đã thừa nhận. “Không có Thiên Chúa. Chỉ có những quy luật trong khoa học. Đó là tất cả.” Hãy coi nó là đồ gớm ghiếc và hãy gọi tên đúng bản chất của nó.

     9. Luân Lý theo Tình Hung (Situational Ethics): 
Đây là một tên khác của Chủ Nghĩa Tương Đối về đạo đức. Tư tưởng ở đây là không có gì đúng hay sai cả trừ ra ý định và tình huống của sự chọn lựa thuộc về đạo đức. Nếu bạn có ý định tốt và các tình huống biện minh cho hành động đó, thì những gì bạn chọn lựa để thực hiện đều không sao cả. Một số rất lớn người Công Giáo lúc đầu đã chấp nhận việc ngừa thai nhân tạo và rồi sau đó chấp nhận phá thai vì Luân Lý theo Tình Huống.
Thật dễ dàng nhận thấy rằng hình thức Tương Đối này thường liên quan với  Chủ Nghĩa Tình Cảm và Vị Lợi, đưa người ta tới chỗ phải chọn lấy Tội Trọng, mà không bao giờ nhìn nhận và đánh giá hành động của mình. Đó không phải là đường lối của người Công Giáo. Đừng sa vào đó. Nếu bạn đối diện với một quyết định khó khăn về luân lý, hãy nói chuyện với một linh mục hay một người trợ giúp tinh thần tốt.

         10. Thuyết Ph Đ (Universalism):
Chất độc này đến thẳng từ Hỏa Ngục và là tư tưởng cho rằng Thiên Chúa rất yêu thương, nhân từ và hay thương xót sẽ không để cho ai xuống hỏa ngục cả. Nói cách khác, tất cả mọi người đều được cứu rỗi. Tư tưởng này không chỉ trực tiếp mâu thuẫn với Kinh Thánh mà còn mâu thuẫn với tất cả những giáo huấn của Giáo Hội hai ngàn năm nay. Nó đã ru ngủ hàng ngàn người đi vào trong sự an toàn giả tạo rằng bất kể những gì họ làm và chọn lựa thì cũng chẳng sao, vì cuối cùng tất cả mọi người đều sẽ được lên thiên đàng.

Satan thích Chủ Nghĩa Phổ Độ vì hắn phải che đậy cho sự dối trá của hắn bằng lớp áo của người Cha với thuộc tính vĩ đại: Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Cách tốt nhất để khước từ sự dối trá này là sợ Hỏa Ngục.

Chuyển dịch từ nguồn: http://www.patheos.com 

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

Giáo hoàng Cộng Sản: Hồi Giáo là Tôn Giáo Hòa Bình; Chủ Nghĩa Tư Bản là Chủ Nghĩa Khủng Bố


Giáo hoàng Phanxicô đang tiếp tục bộc lộ rõ bản chất thật sự của ông ta, khi ông ta tâng bốc thứ tôn giáo phải chịu trách nhiệm hầu như tất cả các vụ khủng bố trên khắp thế giới, đồng thời lại mạnh mẽ chỉ trích hệ thống kinh tế tự do, vốn đưa nhiều người ra khỏi tình trạng nghèo đói hơn bất cứ hệ thống nào khác do con người thiết lập ra.
Vào ngày Chúa Nhật vừa qua, ông Giáo hoàng Cộng Sản này đã nói rằng: thật “bất công” khi khi gắn liền chủ nghĩa khủng bố với “Hồi Giáo”, mọi tôn giáo đều có phần tử cực đoan.
Chúng ta biết rằng, ngoại trừ một thứ tôn giáo duy nhất là Hồi Giáo, người ta không thể nào nói là có thứ tôn giáo nào khác đang thực hiện những hành động khủng bố có tổ chức trên khắp thế giới.
Trong một cuộc phỏng vấn vào hôm Chúa Nhật vừa qua mà hãng tin NBC ghi lại, thì giáo hoàng Phanxicô đã tuyên bố rằng: “Tôi không thích nói về tình trạng bạo lực của người Hồi Giáo. Không phải tất cả những người Hồi Giáo đều quá khích. Trong mọi tôn giáo đều có những nhóm nhỏ những kẻ quá khích.”
“Chúng ta [những người Công Giáo] cũng có những kẻ quá khích. Vì thế thật là không công bằng khi xác định Hồi Giáo là bạo lực và khủng bố. Thật là không công bằng và thật là không phải.”
Dĩ nhiên lối lập luận “không phải tất cả” này chỉ mang tính mị dân. Trong Thế Chiến II, “không phải tất cả” người Nhật ở Nhật Bản đều thực sự tham chiến chống lại Hoa Kỳ, và “không phải tất cả” những người theo Đức Quốc Xã đều phạm những tội ác tàn bạo.
Nhưng, nếu như 10 -15% những người theo Hồi Giáo ủng hộ những kẻ cầm đầu Hồi Giáo cực đoan, một mức dự đoán thấp thôi, và nếu như có một tỷ người Hồi Giáo trên hành tinh này, thì con số những kẻ cực đoan này sẽ là 100 – 150 triệu. Đấy không phải là một “nhóm nhỏ”, nhưng là một vấn nạn lớn khủng khiếp.
Giáo hoàng Cộng Sản Phanxicô tiếp tục những hành động trong “một ngày đầy mâu thuẫn” của ông ta khi so sánh chủ nghĩa tư bản, một hệ thống kinh tế tự do, theo đó các cá nhân được tự do mua, bán và sản xuất hàng hóa để cải thiện đời sống xã hội mà không phải chịu sự cưỡng bức của nhà nước, với chủ nghĩa khủng bố; vì nếu như Hồi Giáo không cổ võ tình trạng khủng bố, thì đối với ông ta, chủ nghĩa tư bản là tên ác thần mà ông ta lôi ra đả phá cho bằng thích.
Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố rằng: “Khi quý vị đặt ‘Thần Tài’ làm trung tâm của nền kinh tế thế giới, thì đó là chủ nghĩa khủng bố chống lại tất cả nhân loại.”
Dĩ nhiên, chúng ta sẽ tuyệt đối không bao giờ nghe thấy ông giáo hoàng cộng sản này nói bất cứ điều gì tiêu cực về những hệ thống hoang tưởng của Chủ Nghĩa Xã Hội hay Chủ Nghĩa Cộng Sản vốn đã dẫn đưa nhân loại vào tình trạng nghèo khó, đói khát và chết chóc nhiều hơn bất cứ hệ thống xã hội nào khác.
Mỉa mai thay, những phát biểu mang tính hủy diệt của ông ta lại xuất hiện sau chuyến thăm của ông tới trại tập trung Auschwitz-Birkenau, trại tử thần của Đức Quốc Xã trước đây.
Có thể giáo hoàng Phanxicô không biết, hoặc biết rất rõ nhưng giả điếc làm ngơ trước thực tế rằng những kẻ theo Đức Quốc Xã thực sự là những kẻ theo chủ nghĩa xã hội. Từ Nazi được viết tắt bởi những từ Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei (National-Socialist German Workers’ Party; NSDAP – Đảng Công Nhân Đức Quốc Gia Xã Hội Chủ Nghĩa).
Chuyển dịch từ nguồn: http://politistick.com

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Tổng Trưởng Thánh Bộ Phụng Tự của Tòa Thánh mời gọi tất cả các linh mục và giám mục cử hành Thánh Lễ quay mặt về hướng đông, và mời gọi các tín hữu quỳ gối rước lễ

Featured Image
Tại thủ đô Luân Đôn ngày 5 tháng 7 năm 2016 (LifeSiteNews) – Trong bài phát biểu tại hội nghị về nghi thức phụng vụ, Đức Hồng Y Robert Sarah, người giữ vị trí cao nhất trong Thánh Bộ Phụng Tự của Giáo Hội Công Giáo dưới thời giáo hoàng Phanxicô hiện nay, đã mời gọi tất cả các giám mục và linh mục áp dụng nghi thức truyền thống có từ thời xưa khi cử hành Thánh Lễ, theo đó linh mục cùng với cộng đoàn quay mặt về nhà tạm thay vì linh mục quay mặt về phía giáo dân. Đức Hồng Y đã kêu gọi áp dụng nghi thức này kể từ Mùa Vọng năm nay, Mùa Vọng sẽ bắt đầu vào ngày 27 tháng 11 năm 2016. Cũng trong bài phát biểu này, Đức Hồng Y Sarah đã khuyến khích tất cả những người Công Giáo hãy quỳ gối rước Mình Thánh Chúa. Đức Hồng Y Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự của Tòa Thánh đã cho biết rằng giáo hoàng Phanxicô đã đề nghị ngài “tiếp tục công việc liên quan đến phụng tự mà Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã khởi sự.”
Lời loan báo này ngay lập tức đã được ông Dan Hitchens phó tổng biên tập của Diễn Đàn Công Giáo nhìn nhận như là “thông báo quan trọng nhất về nghi thức phụng vụ kể từ khi Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI ra tông sắc Summorum Pontificum năm 2007 để trao cho các linh mục nhiều quyền tự do hơn trong việc cử hành Thánh Lễ Latinh Truyền Thống.”
Giới quan sát của Tòa Thánh hết sức ngạc nhiên trước việc giáo hoàng Phanxicô, mà nhiều người vẫn cho là phóng khoáng, đã khuyến khích việc áp dụng một nghi thức phụng vụ có tính truyền thống hơn. Đức Hồng Y Sarah đã nói rằng: “Đức giáo hoàng Phanxicô hết sức tôn trọng tầm nhìn về phụng vụ và những đường hướng hành động của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô.”
Có mặt tại hội nghị, Đức Giám Mục người Pháp Dominique Rey đã không do dự đón nhận lời mời gọi của Đức Hồng Y Sarah, đồng thời ngài cũng hứa là sẽ bắt đầu thực hiện việc thay đổi trong giáo phận của ngài trong Mùa Vọng này. Đức Giám Mục Rey của giáo phận Fréjus-Toulon đã phát biểu trước Đức Hồng Y Sarah rằng: “Để đáp lại lời mời gọi của đức hồng y, tôi xin thông báo rằng chắc chắn là vào ngày Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Vọng năm nay, khi cử hành Thánh Lễ tại thánh đường của tôi, cũng như trong những dịp thích hợp khác, tôi sẽ cử hành Thánh Lễ quay mặt về hướng đông – hướng mà Chúa Giêsu Phục Sinh xuất hiện. Đức Giám Mục Rey cũng nói thêm rằng: “Trước Mùa Vọng này, tôi sẽ trình bày trong một lá thư mục vụ gửi các linh mục và giáo dân của tôi về vấn đề này nhằm giải thích việc làm của tôi. Tôi sẽ khuyến khích họ làm theo tôi.”
Đức Hồng Y Sarah đã tạ ơn Chúa vì nhiều cử hành phụng vụ là linh thánh và tôn vinh Thiên Chúa, nhưng Đức Hồng Y cũng tỏ ra đau buồn trước nhiều sự lạm dụng trong nghi thức phụng vụ của Giáo Hội. Ngài nhận xét rằng: “Trong những thập kỷ vừa qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều việc cử hành phụng vụ mà ở đó các giáo dân, các người nổi tiếng và sự phô trương của con người trở nên quá nổi bật, hầu như dẫn đến việc loại trừ Thiên Chúa.”
Đức Hồng Y Sarah đã sử dụng nguồn gốc Châu Phi của ngài để làm rõ quan điểm này: “Tôi là một người Châu Phi và tôi muốn nói rõ về vấn đề này: việc cử hành phụng vụ không phải là chỗ để đề cao nền văn hóa của tôi. Thay vào đó, việc cử hành phụng vụ là nơi để nền văn hóa của tôi được chịu phép rửa, để nền văn hóa của tôi được thăng hoa đến mức linh thánh.” 
Đức Hồng Y Sarah nêu lên rằng các Nghị Phụ trong Công Đồng Vatican II có ý cải cách Thánh Lễ để đưa nhiều tín hữu đến với Thánh Lễ hơn, tuy nhiên, phần lớn nỗ lực này đã thất bại. Ngài đã hỏi rằng: “Kính thưa anh chị em, những tín hữu mà các Nghị Phụ nói đến đang ở đâu rồi?”
Đức Hồng Y đã nói tiếp rằng:
“Nhiều tín hữu giờ đây không có đức tin nữa: họ không hề đến với Thánh Lễ. Nói theo cách nói của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là nhiều Kitô hữu giờ đây đang sống trong tình trạng “bội giáo thầm lặng;” họ “sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu” (Tông Thư về Giáo Hội Châu Âu ngày 28 tháng 6 năm 2003,9)
Đâu là sự hiệp nhất mà Công Đồng Vatican II hy vọng đạt được? Chúng ta vẫn chưa đạt đến sự hiệp nhất ấy. Chúng ta có thực sự đạt được tiến bộ trong việc kêu gọi toàn thể nhân loại vào trong mái nhà của Giáo Hội không? Tôi không nghĩ như vậy, mặc dù chúng ta đã làm rất nhiều để cải cách Thánh Lễ!
Đức Hồng Y đã bày tỏ “nỗi đau buồn sâu sắc” về “nhiều sự lệch lạc trong nghi thức phụng vụ của Giáo Hội ngày nay,” và ngài đã nêu lên rằng “Bí Tích Thánh Thể là một tặng ân quá cao trọng để có thể dung thứ cho bất cứ sự mập mờ hoặc sự bất kính nào.”
Một trong những sự lạm dụng mà ngài nhắc đến là khi các linh mục “đứng qua một bên để cho phép những thừa tác viên ngoại thường trao Mình Thánh Chúa” mà nhiều linh mục cho là một cách để hàng giáo dân tham dự một cách thực sự vào Thánh Lễ. Thay vào đó, Đức Hồng Y Sarah nói rằng: “Điều này là sai trái, việc làm này vừa chối bỏ chức vụ linh mục, vừa giáo sĩ hóa hàng giáo dân.”
Ngài nói thêm rằng “Khi việc làm này diễn ra, thì đây là một dấu chỉ cho thấy rằng việc tổ chức như vậy đã đi rất sai lạc và cần phải sửa chữa.”
Đức Hồng Y cũng khuyến khích việc đón nhận một cách rộng rãi Thánh Lễ Latinh Truyền Thống, và khuyến khích những nghi thức truyền thống mà Đức Giáo Hoàng Bênêđictô trước đây đã đề ra, bao gồm việc sử dụng tiếng Latinh trong Thánh Lễ mới, việc quỳ gối rước Mình Thánh, cũng như việc sử dụng nhạc bình ca Grêgôriô. Ngài nói rằng: “Chúng ta phải hát thánh nhạc chứ không chỉ hát nhạc đạo, hoặc tệ hại hơn nữa là hát những bài hát trần tục. Công Đồng Vatican không bao giờ có ý định rằng nghi lễ Công Giáo chỉ được cử hành bằng tiếng bản xứ. Nhưng Công Đồng đã dự định việc gia tăng sử dụng tiếng bản xứ, đặc biệt là đối với những bài đọc.”
Khi nói về việc quỳ gối rước Mình Thánh Chúa, thì Đức Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Phụng Tự của Tòa Thánh đã nhắc nhở các linh mục rằng họ không được phép từ chối trao Mình Thánh Chúa cho các tín hữu quỳ gối rước lễ. Hơn nữa, ngài đã khuyến khích tất cả mọi người quỳ gối rước lễ khi có thể được. Ngài nói rằng: “Ngoại trừ trường hợp bệnh tật, việc quỳ gối rước lễ là điều hết sức cần thiết. Ở phương Tây, đây là một hành động thể hiện sự tôn kính của cơ thể vốn giúp chúng ta khiêm nhường trước Chúa Giêsu Thánh Thể và Thiên Chúa. Hành động này tự bản thân nó là một lời cầu nguyện. Khi việc quỳ gối và bái gối đã biến mất khỏi nghi thức phụng vụ, thì những việc làm này phải được tái lập lại, đặc biệt là khi chúng ta rước Chúa Giêsu Cực Trọng trong Bí Tích Thánh Thể.”
Phần lớn bài phát biểu của ngài được dành để mời gọi các linh mục và các giám mục cử hành Thánh Lễ “quay về hướng Đông” hoặc cùng với giáo dân hướng về Chúa Cứu Thế. Dưới đây là một trong những trích đoạn chính:
Mặc dù tôi phục vụ với tư cách là Tổng Trưởng Thánh Bộ Phụng Tự, tôi cử hành Thánh Lễ “hướng lên bàn thờ, quay về hướng Đông với tất cả lòng khiêm nhường với tư cách là một linh mục và giám mục, với hy vọng rằng việc làm này sẽ thúc đẩy một sự cảm nhận đầy đủ và một sự thông hiểu cũng như đề cao nghi thức phụng vụ tốt lành trong toàn thể Giáo Hội.
Tôi muốn kêu gọi tất cả các linh mục… Tôi tin rằng điều rất quan trọng là chúng ta quay trở lại đúng hướng của Thánh Lễ càng sớm càng tốt, theo đó các linh mục và các tín hữu cùng hướng lên bàn thờ quay về một hướng – hướng Đông hoặc ít nhất là hướng lên cung thánh – nơi Chúa Giêsu hiện diện, trong những phần của nghi thức phụng vụ khi chúng ta thưa lên cùng Thiên Chúa… Tôi tin rằng việc làm này là rất quan trọng, để bảo đảm rằng trong các cử hành phụng vụ của chúng ta, thì Chúa Giêsu luôn hiện diện ở trung tâm.
Vì thế, kính thưa Quý Cha, con xin quý ngài áp dụng nghi thức này ở bất cứ nơi nào có thể được, với sự thận trọng cùng với sự hiểu biết cần thiết về giáo lý, chắc chắn rằng cũng cần phải có sự tin tưởng của người mục tử rằng đây là điều tốt lành cho Giáo Hội, tốt lành cho giáo dân của chúng ta.
Sự phán đoán trong việc mục vụ của chính quý ngài sẽ quyết định cách thức và thời điểm nào là có thể áp dụng được, nhưng có lẽ nên bắt đầu việc áp dụng này vào Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng năm nay… có thể đây là thời điểm rất tốt để thực hiện điều này. Kính Thưa Quý Cha, một lần nữa chúng ta nên nghe lại lời thở than của Thiên Chúa mà ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã loan báo: “Thay vì quay mặt, chúng quay lưng lại với Ta.” (2,27). Chúng ta hãy quay mặt trở lại với Chúa Giêsu!
Tôi xin mời gọi các chư huynh giám mục của tôi: xin dẫn dắt các linh mục và giáo dân của các ngài hướng về Chúa Giêsu theo cách thức này, đặc biệt là trong các Thánh Lễ lớn trong giáo phận và trong thánh đường của các ngài. Xin đào tạo các chủng sinh của quý ngài theo hướng thực tế rằng chúng ta không được mời gọi đến với chức linh mục để chính chúng ta trở thành trung tâm của nghi thức phụng vụ, nhưng là để dẫn dắt các tín hữu của Chúa Kitô đến với Người trong tư cách là những người có cùng niềm tin. Xin tạo điều kiện thuận lợi cho việc sửa đổi đơn giản nhưng sâu sắc này trong các giáo phận, các thánh đường, các giáo xứ và các chủng viện của quý ngài.
Trong suốt bài thuyết trình, Đức Hồng Y Sarah đã nhấn mạnh trọng trách lớn lao của các linh mục liên quan đến Bí Tích Thánh Thể. Ngài đã nói rằng: “Chúng ta với tư cách là linh mục và giám mục đang gánh vác một trọng trách hết sức to lớn. Gương tốt của chúng ta xây dựng nghi thức phụng vụ tốt lành biết bao!; sự chểnh mảng và việc làm sai trái của chúng ta gây nguy hại biết bao cho Giáo Hội và Nghi Thức Phụng Vụ Thánh Thiêng của Giáo Hội!”
Ngài cũng cảnh báo hàng linh mục rằng: “Chúng ta hãy cảnh giác trước cám dỗ về sự biếng nhác trong nghi thức phụng vụ, vì đó là sự cám dỗ của tên ác quỷ.”
Chuyển dịch từ nguồn: https://www.lifesitenews.com 

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

Quá đủ rồi, Giáo Hoàng Phanxicô nên từ nhiệm thôi

June 16, 2016: Pope Francis talks during the opening of a meeting of Rome's diocese in Saint John Lateran basilica in Rome, Italy.
Giáo hoàng Phanxicô trong buổi khai mạc hội nghị của Giáo Phận Rôma, ngày 16 tháng 6 năm 2016
Triều đại 3 năm của Giáo Hoàng Phanxicô, vốn đã bị hoen ố bởi những tranh cãi ngay từ ban đầu, giờ đây lại rơi vào tình trạng tồi tệ mới.

Sau khi hồng y Jorge Mario Bergoglio được bầu làm người kế vị Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđictô XVI vào năm 2013, ông ta đã nhanh chóng chứng tỏ tiếng tăm của ông ta như một kẻ không sống theo khuôn phép, một kẻ lập lờ nước đôi khi phải giải thích cho ra lẽ thì lại đưa ra những tuyên bố bằng những lời lẽ mờ ám.
Từ lời tuyên bố của ông ta về những người đồng tính: “Tôi là ai mà lại đi xét đoán?”, lời tuyên bố này dường như đưa ra gợi ý về một sự thay đổi trong giáo huấn của Giáo Hội, cho đến những phát biểu linh tinh của ông ta về việc ngừa thai, cho đến lời tuyên bố mới đây của ông ta rằng Donald Trump không phải là một Kitô hữu, thì những phát biểu động trời của ông ta lần này đang gây ra những tin tức báo chí hàng đầu trên khắp thế giới; sau đó thì Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh thường đưa ra những thứ giải thích để làm “sáng tỏ”.
Triều đại Giáo Hoàng của ông ta là một chuỗi dài những phát biểu gây hoang mang cho các tín hữu về những vấn đề nhạy cảm và tế nhị. Trong khi tỏ ra rõ ràng về những vấn đề chính trị mà ông ta yêu thích, nhưng những người Công Giáo lại có thể có những quan điểm khác biệt, chẳng hạn như vấn đề di dân, những vấn đề về kinh tế và biến đổi khí hậu, thì đối với những vấn đề về tín lý, Giáo Hoàng Phanxicô lại làm cho phức tạp đến độ nhiều người Công Giáo tốt lành cảm thấy họ không biết quan điểm của Giáo Hội về những vấn đề đức tin này là gì.
Gần đây nhất, trong những phát biểu động trời của ông ta hôm thứ năm, khi được hỏi về đời sống hôn nhân, thì ông đã nói rằng:
 “Nó chỉ là vấn đề tạm thời và vì là tạm thời, nên đại đa số các cuộc hôn nhân theo bí tích của chúng ta là vô hiệu. Vì họ nói ‘đồng ý trong suốt đời tôi!’ nhưng họ không biết là họ đang  nói gì. Vì họ có một văn hóa khác biệt. Họ thề hứa đấy, họ có ý tốt đấy, nhưng họ không biết.”
Khi nói rằng “đại đa số” các cuộc hôn nhân Công Giáo là vô hiệu, thì đây là một tuyên bố không chân thật, không khôn ngoan và cũng không công bằng. Do đó Tòa Thánh Vatican đã ghi lại lời phát biểu của ông ta bằng chữ viết để sửa lại thành “một phần trong những cuộc hôn nhân theo phép bí tích của chúng ta là vô hiệu,” khi họ nhận thấy rõ ràng rằng lời tuyên bố này của giáo hoàng Phanxicô có thể gây nguy hại.
Với biệt danh là “giáo hoàng của dân chúng”, thì chắc chắn ông ta không giữ cho người Công Giáo chút tiếng tốt nào. Để cho một cuộc hôn nhân Công Giáo có hiệu lực thì tất cả những gì cần phải có là sự tự do để kết hôn, sự ưng thuận từ cả hai phía, ý hướng kết hôn để sống trọn đời và sẵn sàng có con cái. Tất cả chỉ đòi hỏi có thế.
Trong nhiều năm, một số vị trong hàng giáo sĩ đã dùng đến lối diễn giải của giáo luật để gợi ý rằng sự “trưởng thành về mặt tình cảm” có thể là một lý do đối với việc không hiểu những trách nhiệm của đời sống hôn nhân, và vì thế bị coi là vô hiệu và có khả năng để tiêu hôn. Nhưng đời sống hôn nhân không phải là khó để hiểu và nghi thức Công Giáo của Bí Tích Hôn Phối cũng như sự chuẩn bị mà các cặp đôi phải trải qua trước đó, giúp người ta hiểu rõ đời sống hôn nhân liên quan đến những gì.
Việc Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng đại đa số các cuộc hôn nhân là vô hiệu ám chỉ rằng đại đa số những những người Công Giáo là những kẻ ngu dốt không hiểu biết, những người không thể hiểu được những trách nhiệm của nền tảng trong xã hội vốn đã tồn tại hàng ngàn năm qua.
Lời tuyên bố này cũng gây nên mối nghi ngờ khủng khiếp về lòng thương xót và ân sủng của Thiên Chúa. Nguyên tắc chung khi nói đến tính hiệu lực của các Bí Tích, cho dù là Bí Tích Hôn Phối, Bí Tích Thánh Thể hoặc tác vụ linh mục có liên quan, là giả thiết rằng tất cả những việc cử hành ấy là có hiệu lực trừ khi có điều gì đó rõ ràng cho thấy là hoàn toàn trái ngược lại. Vì thế ngay cả khi một linh mục nghi ngờ về đức tin của ông ta khi ông được thụ phong linh mục, thì ông ta vẫn là linh mục, một chàng rể với những mối lo nặng lòng, thì vẫn là kết hôn theo giáo luật – Thiên Chúa bù đắp cho những sự yếu đuối của chúng ta.
Những lời lẽ của Giáo Hoàng Phanxicô gieo mối nghi ngờ của tên ác quỷ vào tâm trí và tâm hồn những cặp đôi người Công Giáo vốn có thể đang phải trải qua giai đoạn sóng gió; thay vì họ nói rằng: “Chúng ta là người Công Giáo, chúng ta đã cưới nhau và chúng ta phải sống với nhau đến cuối đời” thì giờ đây họ lại có thể nói rằng: “Kìa xem, giáo hoàng nói rằng dù sao thì phần lớn các cuộc hôn nhân là vô hiệu… có thể cuộc hôn nhân của chúng ta cũng vô hiệu” và thế là họ bỏ cuộc.
Tuyên bố của giáo hoàng Phanxicô cho thấy sự mất niềm tin vào Giáo Hội và khả năng của Giáo Hội trong việc đánh giá những cặp đang tìm cách tiến đến đời sống hôn nhân, dạy dỗ họ về đời sống hôn nhân và cử hành các Bí Tích cho họ một cách có hiệu lực. Nếu phần lớn các cuộc hôn nhân là vô hiệu vì các cặp đôi không hiểu được ý nghĩa của lời kết ước suốt đời, thì điều này cũng có nghĩa là hầu hết các cuộc tấn phong linh mục là vô hiệu hay sao? Nếu là vô hiệu thì hầu hết các thánh lễ là vô hiệu hay sao? Hầu hết các lần giải tội là vô hiệu hay sao?

Thẩm quyền của Giáo Hộ một phần dựa vào tuyên bố của Giáo Hội trong việc có thể thông ban các Bí Tích và các giáo huấn của Chúa Kitô. Giáo hoàng Phanxicô đã gieo nghi ngờ về thẩm quyền của Giáo Hộ và đã bôi bác việc thông ban các Bí Tích và giáo huấn của Chúa Kitô, và khi thực hiện hai việc này, ông ta đã đặt nghi vấn về tính hợp hiến của Giáo Hội.
Những tuyên bố của ông ta xuất hiện sau khi ông ta đã gây ra nhiều sự hoang mang cho đời sống hôn nhân Công Giáo bằng cách để cho hồng y phóng khoáng Walter Kasper kiểm soát Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình vào năm ngoái – hồng y này đã biến toàn bộ cuộc họp thượng hội đồng thành cuộc chưng cầu về những người đồng giới và việc cho phép những người Công Giáo ly dị và tái hôn được rước lễ.
Trong năm nay, giáo hoàng Phanxicô càng làm cho tình hình tệ hại hơn nữa với mớ tài liệu tạp nham về gia đình – gọi là tông huấn Amoris Laetitia – qua đó ông ta giấu nhẹm vấn đề nóng bỏng về người Công Giáo ly dị và tái hôn được rước lễ bằng một ghi chú nhỏ, và ông ta càng làm cho vấn đề trở nên mù tối hơn bằng cách viết trong ghi chú ấy rằng những cặp đôi sống trong tình trạng ấy có thể được rước lễ “trong những hoàn cảnh nhất định”. Khi được yêu cầu phải làm sáng tỏ vấn đề, thì ông lại tuyên bố rằng: “Tôi không nhớ ghi chú nhỏ đó.” Tốt thôi.
Trong lịch sử, người Công Giáo cũng gặp phải những giáo hoàng tồi tệ, nhưng kể từ khi Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđictô mở lối cho một giáo hoàng từ nhiệm khi không còn có thể thực thi được công việc của ông ta, thì giờ đây cũng là lúc để các tín hữu nhìn vào giáo hoàng Phanxicô và hỏi rằng: “liệu con người này có thể dẫn dắt Giáo Hội Công Giáo Thánh Thiện được không?”
Tới thời điểm này, sự việc đã rõ ràng rằng, hồng y Bergoglio đã liên tục cho thấy bản thân ông ta không thể lãnh đạo và ông ta đang gây cho Giáo Hội mối nguy hại không thể kể xiết mà hàng thập kỷ mới có thể sửa chữa được.
Giáo hoàng Phanxicô nên từ nhiệm và những người Công Giáo nên đòi buộc sự từ nhiệm này, để Giáo Hội có thể bắt đầu việc sửa chữa những sự tàn phá mà triều đại giáo hoàng ngạo mạn và ngu dốt của ông ta đã gây ra.
Adam Shaw là một Ký Giả chuyên về các vấn đề chính trị của hãng tin FoxNews.com.

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Chuẩn Bị Cho Sự Sụp Đổ: Cuộc Đại Bội Giáo Trong Giáo Hội Công Giáo Giờ Đây Sẽ Bùng Nổ

Tác giả: Tiến sĩ Kelly Bowring
 (Ngày Chúa Nhật Kính Lòng Chúa Thương Xót trong Năm Thánh Lòng Thương Xót 2016, www.TwoHeartsPress.com)
Giờ đây nhiều người sẽ hiểu được điều mà lời tiên tri của Thiên Chúa đã từng cảnh báo chúng ta, hiểu được vì sao Người đã từng tỏ bày cho chúng ta biết rằng cuộc ly giáo sẽ bùng phát. Cuộc ly giáo sẽ là khủng khiếp khi cuộc chiến giữa Sự Thật và những sự dối trá diễn ra. Và Giáo Hội Công Giáo sẽ bị người ta triệt hạ cho đến khi Giáo Hội chỉ còn lại như một đống đổ nát. Nhưng Giáo Hội chân thật sẽ còn nguyên vẹn do được bảo vệ bởi Đạo Binh Còn Sót Lại vốn là những người sẽ chiến đấu để cứu Giáo Hội khỏi sự hủy hoại.

Hai Phe Sẽ Xuất Hiện Một Cách Tỏ Tường
Theo như lời tiên tri thì cuộc xung đột gây chia rẽ khủng khiếp, giữa một bên thuộc về Chúa Thánh Thần và một bên thuộc về tà khí sự dữ, giờ đây sẽ gây ra sự lừa dối ghê tởm nhất trong lịch sử Giáo Hội.
Một tổ chức độc ác đã xuất hiện để phát động một chiến dịch nhằm loại bỏ Sự Thật trong những Giáo Huấn của Chúa Kitô ra khỏi Giáo Hội (và toàn thể nhân loại). Tam Điểm đã xâm nhập vào trong Giáo Hội trên trái đất và giờ đây tình trạng ly giáo, như đã từng được tiên báo, sẽ gây ra sự chia rẽ và bất an giữa các linh mục và các giám mục.
Đức Tin Chân Thật đang bị người ta xuyên tạc và người ta đang bày ra cho chúng ta một thứ tín lý bị làm cho mờ nhạt, một thứ tín lý của bóng tối với chủ đích là chà đạp Sự Thật, đồng thời thay thế Sự Thật bằng những sự dối trá; thứ tín lý này là một sự xúc phạm đối với những Giáo Huấn của Chúa Kitô. Và việc làm này đang được thực hiện một cách tinh quái đến nỗi hầu hết mọi người không nhận ra.
Giáo Hội đang bị người ta lèo lái để lao vào trong bóng tối. Giới lãnh đạo Giáo Hội đang cổ võ cho thần công lý xã hội và nhân quyền mà bỏ mặc việc hoán cải và cứu rỗi các linh hồn. Đã đến lúc để sự chia rẽ – sự ly giáo đã từng được tiên báo – xuất hiện, và giờ đây sự ly giáo sẽ sớm diễn ra.
Tất Cả Những Sự Việc Này Nói Lên Điều Gì?
Satan đang cám dỗ con cái Thiên Chúa chối bỏ Đức Tin của họ. Một thứ bóng tối khủng khiếp đã ngự trị trên thế giới. Chưa bao giờ quá nhiều con cái Thiên Chúa đánh mất đức tin như hiện nay. Tình trạng bội giáo trên thế giới hiện nay gây ra sự nhầm lẫn về sự tồn tại của tội lỗi. Những kẻ dối trá đang thuyết phục chúng ta về nhu cầu phải thay đổi Sự Thật và phải đề cao tội lỗi.
Những con sói đội lốt chiên đang lôi kéo nhiều người khác bằng cách nói với họ tất cả những điều mà họ muốn nghe. Ý định của chúng được che đậy một cách tinh vi bằng những lời nói tốt lành vốn chứa đựng những sự dối trá khủng khiếp; chúng đang báng bổ Lời Thiên Chúa và gây ra tình trạng hỗn loạn trong Giáo Hội. Kinh Thánh đang bị chúng công khai coi là không thực tế đối với những nhu cầu của nhân loại và những mong muốn của con người sống trong thế kỷ hai mươi mốt.
Những thứ dị giáo giờ đây đang bùng phát từ ngay trong chính Giáo Hội, do chủ nghĩa tương đối và sự can thiệp của con người đối với Lời của Thiên Chúa, gây ra, và những thứ dị giáo này đang được truyền bá bởi những học giả vốn không có thần khí Sự Thật nhưng lại chứa đầy những tư tưởng cho mình là công chính do thói kiêu ngạo ngự trị. Họ tin rằng họ quá thông thạo trong việc diễn giải những Giáo Huấn của Giáo Hội đến nỗi họ đang đưa ra thêm những phụ bản mới và đang sửa đổi những điều mà Chúa Kitô đã truyền dạy để thỏa mãn những nhu cầu ích kỷ của chính bản thân họ.
Theo như lời tiên tri thì cuộc ly giáo trong Giáo Hội  giờ đây sẽ xảy ra và sẽ có ba giai đoạn:
  1. Giai đoạn đầu vốn đang diễn ra hiện nay liên quan đến một số ít những người hiểu được Sự Thật trong Kinh Thánh và họ là những người giờ đây nhất quyết tin rằng họ không thể đón nhận những sự dối trá vốn đang được ban hành và được áp đặt từ cấp cao nhất trong hàng giáo phẩm của Giáo Hội. Họ sẽ không thể nào chấp nhận việc Giáo Hội Công Giáo đón nhận thế giới tục hóa và không thể chấp nhận việc Giáo Hội tuyên bố rằng tội trọng không còn là tội trọng nữa.
  2. Giai đoạn thứ hai sẽ diễn ra ngay sau khi các Bí Tích bị thay đổi. Ngay cả khi ấy thì cũng chỉ có những người can đảm mới không chịu đón nhận những sự lệch lạc trong Thánh Lễ và trong các Bí Tích Thánh Thiêng, những sự lệch lạc này sẽ xuất hiện nhằm mang lại tôn giáo toàn cầu mới.
  3. Giai đoạn thứ ba sẽ sớm diễn ra sau khi các giáo hội bị báng bổ, và khi ấy nhiều linh mục có trỗi dậy thì cũng chỉ để nhận ra rằng họ đã bị loại ra khỏi giáo hội mới lầm lạc. Kẻ lừa đảo sẽ nhân danh công lý và bác ái xã hội nhằm tạo ra một thứ giáo hội hiện đại. Người ta sẽ chứng kiến giáo hội này dang rộng tay chào đón tất cả các tội nhân và đón nhận tất cả mọi dân.
Từ nay trở đi, các linh mục tốt lành sẽ phải ở trong một tình thế vô cùng nan giải. Đức tin nơi nhiều người trong số họ đã từng bị dao động và họ sẽ phải quyết định liệu họ có đón nhận thứ tín lý mới thay thế, vốn sẽ thay thế cho Lời Chúa hay là họ phải trung thành với Đức Tin Chân Thật. Ngay cả những người nhiệt thành nhất trong số họ cũng sẽ bị áp đảo bởi những tiếng nói lấn át của những kẻ lừa gạt. Ngay cả họ cũng sẽ bắt đầu đặt vấn đề về sự thích hợp trong những Giáo Huấn của Chúa Kitô trong thế giới ngày nay, khi mà người ta công khai tuyên bố tội lỗi không còn là vấn đề quan trọng nữa.
Chúng ta phải làm gì?
Đã đến lúc phải bác bỏ đường hướng của những kẻ đang báng bổ Lời của Thiên Chúa, chúng là những kẻ nhờ vào những sự dối trá và những thứ tín lý ghê tởm mà lừa gạt nhiều người. Khi nhân loại tiếp tục xa lìa Chúa Kitô, thì điều này sẽ gây cho những tín hữu còn sót lại một nỗi đau khủng khiếp và nỗi thống khổ về mặt tinh thần. Bằng việc chấp nhận hy sinh và bằng những lời cầu nguyện liên lỉ, chúng ta sẽ cứu được nhiều linh hồn.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các linh mục, vốn nguội lạnh trong đức tin, đang dễ dàng bị cám dỗ và bị lôi kéo vào vòng tay của kẻ lừa gạt, kẻ đang tỏ ra thuyết phục đến nỗi khó mà có thể cưỡng lại được. Kế hoạch của ông ta là lừa gạt hàng giáo sĩ trên thế giới. Chúng ta phải cầu nguyện để ông ta được nhận diện theo đúng bản chất của ông ta, khi chúng ta nhìn vào kế hoạch hành động gây chú ý của ông ta, khi chúng ta nhìn vào cách những giám mục và những linh mục theo dị giáo phải khiếp sợ cúi mọp dưới chân ông ta và thực hiện mọi lệnh truyền của ông ta, khi chúng ta nhìn vào cách mà ông ta tỏ ra khiêm nhường giả tạo, khi chúng ta nhìn vào những ý hướng quỷ quyệt của ông ta, và khi chúng ta nhìn thấy rằng thứ tình yêu mà ông ta tỏ ra chỉ là vì bản thân ông ta mà thôi, bằng những hành động nhẹ nhàng và những cử chỉ tinh tế, ông ta luôn tìm mọi dịp để phô diễn những tính cách có vẻ thánh thiện của ông ta. Chúng ta phải cầu nguyện để nhiều linh mục hiểu được rằng trong khi ông ta được mô tả như là năng động và sáng tạo – một làn gió mới – trong việc ông ta trở nên nổi tiếng một cách nhanh chóng mà không ai giải thích được, thì ông ta thực sự là kẻ lừa gạt các tín hữu, một kẻ có tâm địa độc ác (theo như lời tiên tri), kẻ đang lừa gạt nhiều người qua nhiều thứ dối trá được thực hiện một cách khéo léo và qua việc truyền bá sự lệch lạc khi ông ta ra sức thuyết phục các linh mục rằng những điều mà họ từng nhận biết là chân thật cho tới thời điểm hiện nay, thì không còn là chân thật nữa.
Hãy nhận biết những điều này:
Phiên bản mới mẻ và lệch lạc này về Lời của Thiên Chúa sẽ che đậy nhiều thứ dị giáo. Hãy biết rằng chỉ có những người khôn ngoan mới có thể nhận ra được những sự dối trá này, vì những sự dối trá này sẽ được che đậy một cách cẩn thận bằng một thứ tín lý lầm lạc mà người ta sẽ coi như là một luồng gió mới.
Và chúng ta hãy biết rằng: Tất cả những điều này được bày ra cho nhân loại nhân danh Chúa Kitô với một mục đích duy nhất. Đó là để lôi kéo quý vị ra khỏi Lời Chúa.  Khi những kẻ tuyên bố rằng chúng thuộc về Giáo Hội mà không tôn kính Lời Chí Thánh của Thiên Chúa nhưng thay vào đó lại đi ôm đồm chuyện chính trị và ra sức kiểm soát các nền chính trị thế giới, thì chúng không bao giờ có thể nói rằng chúng thuộc về Chúa Kitô hoặc thuộc về Giáo Hội chân thật của Người.
Giờ đây các linh mục và các tín hữu sẽ bị buộc phải đón nhận những sự dối trá và nhiều linh mục, giám mục sẽ bị mê hoặc để tôn kính kẻ lừa đảo, họ là những người nghĩ rằng vì bổn phận mà phải tuân theo ông ta để bị lừa gạt vào con đường lầm lạc và ly giáo.
Theo lời tiên tri thì vấn đề là tên lừa đảo sẽ được người ta nhìn nhận là đang làm công việc hết sức cao cả trên thế giới trong khi Lời Chân Thật của Thiên Chúa lại đang bị người ta coi là dị giáo. Đáng buồn thay, vì sự trung thành một cách mù quáng, biết bao nhiêu người sẽ không thấy được những lầm lạc trong đường lối dạy dỗ của tên lừa đảo này, và nhiều người sẽ tiếp tục bị dẫn dắt lạc đường và khi tự nguyện trở thành những nạn nhân của sự lừa dối khủng khiếp này, thì bản thân họ chỉ cảm thấy lầm lạc và hoang mang.
Mặc dù luôn thể hiện hình ảnh tốt lành thánh thiện nhưng tên lừa đảo đang dẫn dắt nhiều người lạc đường, đồng thời làm cho họ mù lòa trước Sự Thật và khiến họ xa lìa Lề Luật của Thiên Chúa. Trong khi đó các tín hữu đang bị người ta dẫn dắt để tâm trí họ xa rời Chúa Giêsu khi người ta mời gọi họ dành nhiều thời gian hơn để tôn vinh những việc làm của tên lừa đảo, để nói những lời lẽ của ông ta và bắt chước những hành động của ông ta.
Và bất cứ ai dám chống lại ông ta đều đang bị loại bỏ, ngay cả những người ở địa vị cao trọng nhất trong Giáo Hội.
Hơn thế nữa, nhiều kẻ lãnh đạo dối trá đang gây hoang mang cho các tín hữu bằng cách nói với họ rằng tất cả mọi sự là tốt đẹp trong khi sự việc là tồi tệ và tất cả mọi sự là tốt lành trong khi sự việc không có gì là tốt lành. Những kẻ lãnh đạo này đang che đậy những con sói vốn đang muốn tàn phá linh hồn của những con cái Thiên Chúa. Sự chia rẽ, bất an và hỗn loạn giờ đây sẽ xuất hiện.            
Thiên Chúa sẽ can thiệp
Vẫn còn có lý do để trông cậy. Qua những lời tiên tri của thời hiện đại, Thiên Chúa đang nói với chúng ta rằng đã đến thời điểm cho cuộc can thiệp của Người.
Người đang mời gọi chúng ta tiếp tục kêu cầu lên Chúa Giêsu, Đấng sẽ mở mắt chúng ta trước Sự Thật. Người đang sai Mẹ Thiên Chúa đến để an ủi chúng ta trong thời điểm bội giáo và ly giáo khủng khiếp này.
Người muốn chúng ta can đảm bác bỏ những sự dối trá và phải chất vấn tính chân thực của những kẻ lãnh đạo trong cuộc cải tổ dối trá này.
Trên tất cả, Người muốn chúng ta khước từ những sự dối trá, chống lại tình trạng bội giáo và trợ giúp tha nhân hiểu được sự thật về những điều đang xảy ra.
Giữa những hỗn loạn này, Thiên Chúa muốn chúng ta đối xử nhân từ với những ai đang chống lại Chúa Kitô và cầu nguyện để Thiên Chúa tỏ lòng thương xót họ. Chúng ta buộc phải lưu ý rằng những kẻ làm gia tăng tình trạng bội giáo đang thực hiện điều ấy theo cách thức ít ai để ý đến. Những kẻ lừa gạt đang từ từ làm mê hoặc các linh hồn để họ đón nhận thứ tín lý lầm lạc của chúng. Lời tiên tri cảnh báo chúng ta rằng hai phần ba các Kitô hữu sẽ rơi vào tình trạng bội giáo mà họ không hề hay biết gì. Mọi lề luật của Thiên Chúa sẽ bị người ta sửa đổi và những thứ thỏa hiệp mới đầy dối trá sẽ được bày ra như là thích hợp với thế giới hiện đại. Những kẻ thù của Chúa Kitô sẽ tỏ ra hết sức thuyết phục, hết sức quan tâm và khiêm nhường đến nỗi chúng sẽ thu phục được ngay cả những tín hữu trung thành và vững vàng nhất của Chúa Giêsu để họ tin rằng những sự thay đổi này là chấp nhận được trong mắt Thiên Chúa.
Hậu quả của Cuộc Đại Ly Giáo
Giờ đây Giáo Hội Công Giáo sẽ bị người ta phá đổ và bị phân tán thành những tổ chức nhỏ. Bổn phận của chúng ta là phải cứu giúp những người còn sót lại trong Giáo Hội. Vì tình yêu của chúng ta dành cho Chúa Kitô, chúng ta phải chiến đấu với lòng can đảm để chống lại tất cả những trở ngại. Giáo Hội chân thật sẽ còn tồn tại, nhưng chỉ tồn tại nơi những tín hữu trung thành còn sót lại mà thôi.
Quý vị hãy cầu nguyện để có được sức mạnh nhằm giữ lòng trung thành với Chúa Kitô và nhất quyết không tham gia vào trò lừa đảo độc ác này, nhờ đó chúng ta vẫn còn là phần tử trong Giáo Hội chân thật. Chiến thắng đang chờ đợi những ai giữ lòng trung thành cho đến cùng.

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

ĐỒ GHÊ TỞM KHỐC HẠI (Tiếp theo)

Chúng ta cùng xem lại hình ảnh ghê tởm của Satan trong logo về Năm Thánh Lòng Thương Xót, vì hình ảnh này cho chúng ta biết dưới sự lãnh đạo của Giáo Hoàng Phanxicô thì Năm Thánh Lòng Thương Xót sẽ đi về đâu.
Screenshot 2015-12-11 12.17.38
Trước hết, chúng ta hãy nghe cách diễn giải của Vatican về hình ảnh này của Satan trong ngày khai mạc Năm Thánh: “Một trong những đặc tính cụ thể cần phải chú ý là trong khi Mục Tử Nhân Lành với lòng thương xót vô biên của Người, đang vác nhân loại trên vai thì cặp mắt của Người hòa nhập với cặp mắt của người đàn ông được vác trên vai. Chúa Kitô nhìn bằng cặp mắt của Ađam và Ađam nhìn bằng cặp mắt của Chúa Kitô.”
Screenshot 2015-12-11 12.24.40
Đối với lối diễn giải của Vatican thì vấn đề nổi bật là hình ảnh mà Chúa Giêsu vác trên vai không phải là một người đàn ông. Đây không phải là Ađam mà là Evà. Chúng ta hãy nhìn vào bộ râu giả trên gương  mặt của người được chuyển đổi giới tính. Đó không phải là râu mà là hình trái tim, nó thể hiện sự âu yếm giữa Chúa và hình ảnh mang tính nữ giới này. Hình ảnh râu giả này không ở đúng vị trí trên khuôn mặt của người chuyển giới. Đây là một người phụ nữ, ăn mặc như đàn ông. Đây là hình ảnh của một người chuyển giới. Toàn bộ biểu tượng này quảng bá cho kế hoạch hành động trong phong trào chuyển đổi giới tính và tính giục đồng giới. Đây đích thực là mục tiêu của cái gọi là ‘Năm Thánh Lòng Thương Xót’ và tác giả của logo này che đậy hình ảnh người chuyển giới bằng bộ râu giả. Chính bộ râu giả này cùng với bộ râu trên gương mặt Chúa cũng thể hiện dấu chỉ của Satan. Chúng ta cùng đếm những cọng râu trên hai gương mặt của logo. Ở phía bên phải gương mặt Chúa có 6 cọng râu, ở chính giữa gương mặt Chúa có 6 cọng râu, trên gương mặt của người chuyển giới tổng cộng cũng có 6 cọng râu, nói cách khác đây là 666. Đây là cách sắp đặt có chủ ý để logo này mang con số 666 của Satan. Một dấu chỉ khác của Satan là con mắt giữa, con mắt của phái Khai Sáng – tổ chức của những kẻ thờ Satan, phía trên con mắt giữa có một cái sừng – cái sừng nhỏ của tên Phản Kitô.
Khuôn mặt
Trong logo này chúng ta đã thấy 666, thấy người chuyển giới được Chúa Giêsu vác trên vai. Nhưng một trong những hình ảnh ghê tởm nhất trong logo này là hình ảnh dương vật ẩn trong đó. Chúng ta hãy quan sát kỹ cái mũi của hai gương mặt trong logo, đặc biệt là cái mũi rất kỳ quặc trên gương mặt Chúa Giêsu. Đối với hình được cho là cái mũi trên gương mặt Chúa Giêsu, một đường vẽ ngắn ngay giữa là cái gì trong cái được cho mũi của Chúa? Đoạn ngắn này là để chia ra 2 phần khác nhau. Đây là hình ảnh của dương vật.
Screenshot 2015-12-11 12.25.23
Cái mũi trên gương mặt của người chuyển giới hơi khác biệt vì đây là gương mặt của nữ giới so với gương mặt nam giới của Chúa Giêsu. Tên họa sĩ tạo ra logo này hoàn toàn biết rõ hắn đang tạo ra cái gì. Thân hình mà Chúa Giêsu đang vác trên vai có cặp mông và đôi chân rất sồ sề của người phụ nữ. Một lần nữa, nếu chúng ta nhìn vào những ngón tay trên đôi bàn tay mà tên họa sĩ đã cố ý nhấn mạnh một cách rõ ràng rằng ngón trỏ dài hơn ngón áp út thì đây là đôi bàn tay của người phụ nữ. Về mặt phân tích hình thể của người phụ nữ thì một dấu chỉ chắc chắn để nhận biết người phụ nữ là ngón trỏ dài hơn ngón áp út.
Bàn tay
Nói tóm lại, chương trình hành động của cái gọi là ‘Năm Thánh Lòng Thương Xót’ mà Giáo Hoàng Phanxicô đang cổ võ là vô cùng ghê tởm và chúng ta không thể tin tưởng vào những gì đến từ Vatican, vì lời tiên tri của Thánh Gioan đang được ứng nghiệm. Trong câu 2 chương 11 của Sách Khải Huyền, Thánh Gioan đã nói rằng dân ngoại sẽ chà đạp Thành Thánh trong vòng bốn mươi hai tháng và giờ đây chúng ta đang chứng kiến một cách rõ ràng điều mà Thánh Gioan đã nói khi chúng ta bước vào cái được gọi là ‘Năm Thánh Lòng Thương Xót’.
Với những điều được nêu ra ở trên, mỗi người trong chúng ta chỉ còn cách là gia tăng cầu nguyện, ăn năn thống hối và nài xin Thiên Chúa giảm nhẹ những hình phạt khủng khiếp mà loài người vô ơn rất đáng phải chịu trong thời gian sắp tới.

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

ĐỒ GHÊ TỞM KHỐC HẠI

Ai có thể tin được rằng Tòa Thánh Vatican lại có thể đưa ra một hình ảnh mang tính nhạo báng của Satan để làm biểu tượng chính thức cho “Năm Thánh Từ Bi” 2016 bắt đầu từ ngày 8 tháng 12, ngày Lễ trọng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội? Một trong những tín điều rất quan trọng về Đức Trinh Nữ Maria mà những kẻ thù của Giáo Hội Công Giáo căm ghét là tín điều về Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Đây là một dấu chỉ cho chúng ta thấy rằng Rôma đã thực sự bị dân ngoại chà đạp như Sách Khải Huyền đã nói đến: “Nhưng tiền đình phía ngoài của Đền Thờ, thì bỏ đi, đừng đo, vì chỗ ấy đã được phó mặc cho dân ngoại, chúng sẽ chà đạp Thành Thánh trong vòng bốn mươi hai tháng.” (Kh 11,2)
Giáo Hội Công Giáo có một lịch sử  mỹ thuật vô cùng rực rỡ, vậy thì tại sao họ lại phải đưa ra cái logo hết sức xấu xa này làm biểu tượng chính thức? Chúng ta cùng nhìn lại một số hình ảnh mà Giáo Hội đã sử dụng để mô tả Chúa Giêsu, Mục Tử Nhân Lành vác chiên trên vai:
Shepherd
Good-Shepherd
Chúng ta không được phép sử dụng một hình ảnh hết sức xấu xa để mô tả Chúa Giêsu vác một con người cũng xấu xa như trong logo này. Chúng ta cùng đọc thông báo chính thức về logo này, vì họ thực sự đang đánh lừa chúng ta.
Theo thông báo chính thức của Tòa Thánh Vatican từ trang http://www.catholicsun.org/ thì:
Logo for Holy Year of Mercy
This is the logo for the Holy Year of Mercy, which opens Dec. 8 and runs until Nov. 20, 2016. (CNS/courtesy of Pontifical Council for Promoting New Evangelization) See JUBILEE-MERCY May 5, 2015.

Tòa Thánh Vatican giới thiệu logo, kinh nguyện và nhiều chi tiết của Năm Thánh Từ Bi

Tại Vatican (Hãng Tin Công Giáo CNS) loan báo – Năm Thánh Từ Bi sẽ là dịp để khuyến khích các Kitô hữu đáp ứng “các nhu cầu có thực” của con người bằng sự trợ giúp cụ thể, để cảm nghiệm một “cuộc hành hương thực sự” bằng đôi chân của chúng ta và để phái “các thừa sai của lòng thương xót” đi khắp thế giới nhằm tha thứ ngay cả những tội lỗi nghiêm trọng nhất, theo như lời tuyên bố của Tổng Giám Mục Rino Fisichella.
Lời bàn:
  • Ngay trong lời thông cáo báo chí của họ đã thể hiện sự nhạo báng chính Giáo Hội: [đáp ứng “các nhu cầu có thực” của con người]. Vậy là từ trước đến nay Giáo Hội chỉ đáp ứng những nhu cầu không có thực!?
  • Việc “tha thứ ngay cả những tội lỗi nghiêm trọng nhất” mà họ đang nói đến là việc họ sẽ cho phép những người Công Giáo đã ly dị và những người tái hôn theo thủ tục dân sự được rước Mình Thánh, một việc làm để tiến tới việc vô hiệu hóa Bí Tích Thánh Thể và loại bỏ Hy Tế Hằng Ngày mà ngôn sứ Đa-ni-en đã nói tới. Đây là bằng chứng cho thấy Giáo Hoàng Phanxicô không phải là Giáo Hoàng chân thật mà ông ta thực sự là Ngôn Sứ Giả.
Thông cáo báo chí viết tiếp rằng: “Logo này do Linh Mục Dòng Tên Marko Rupnik sáng tác và một mắt của Chúa Giêsu kết hợp với mắt của người đàn ông trên vai để chỉ cho thấy rằng: “Chúa Kitô nhìn bằng ánh mắt của Ađam và Ađam nhìn bằng ánh mắt của Chúa Kitô.”
Chúng ta cùng quan sát kỹ logo này vì người được vác trên vai không phải là người nam mà là một người nữ. Người ta đang cho chúng ta thấy hình ảnh Chúa Giêsu vác đi một người phụ nữ trên vai. Một số người có thể lập luận rằng hình ảnh người này có râu. Nhưng chúng ta thấy đây là hình trái tim. Đây là hình trái tim không nằm đúng vị trí giữa khuôn mặt. Khuôn mặt nhỏ hơn mặt Chúa Giêsu. Mắt nhỏ hơn, mũi cũng nhỏ hơn. Đây là một người phụ nữ. Ý nghĩa thực sự của hình ảnh này không nói lên việc Mục Tử Nhân Lành chăm lo cho con chiên lạc. Hình ảnh này nói về Ngôn Sứ Giả. Hào quang trên đầu Ngôn Sứ Giả có hai màu. Trong tất cả các hình ảnh về Chúa Giêsu và các thánh, không bao giờ có vầng hào quang chia làm hai màu trên đầu. Hình ảnh hai màu vàng là hai cái sừng. Đây là hình ảnh con thú có hai sừng như con chiên và  nói năng như một Con Mãng Xà.
Được sử dụng để quảng bá cho Năm Thánh Từ Bi nhưng mục đích thực sự của Logo này là để cổ võ cho kế hoạch hành động về tính dục đồng giới và chuyển đổi giới tính. Ý nghĩa của logo này là vô cùng xấu xa.
Cảm nhận của một số người về hình ảnh của Satan trong logo này:
“Khuôn mặt Chúa Giêsu bị người ta làm trông giống con dê, vốn là biểu tượng của tên ác quỷ.”
“Vòng hào quang trên đầu Chúa có ý nói về chiến tranh hạt nhân.”
“Hình ảnh này là của Satan mang thứ mùi ghê tởm của chương trình hành động cổ võ cho việc chuyển đổi giới tính.”
“Hai gương mặt giống như những khuôn mặt của người ngoài hành tinh, người được vác trên vai rất có thể là người lưỡng giới. Phía dưới má phải của người được vác có một lưỡi gươm của người Ả-rập, ám chỉ việc chặt đầu. Khi chúng ta lật ngược hình ảnh này, thì hai cái đầu biến đổi thành hình hai con bò sát kỳ lạ.”
“Logo này cổ võ cho thứ tính dục đồng giới. Trong logo này có hai người đàn ông. Không rõ có phải hai người đàn ông hay không, nhưng người ta đang bày ra một người có thể là người chuyển giới, người lưỡng giới, người đồng tính hoặc một người đàn bà có gắn râu giả.”
“Trong logo có hai người đàn ông đang âu yếm nhìn vào mắt nhau trong khi hai má áp vào nhau. Thật đáng ghê tởm và buồn nôn.”
Ý nghĩa của logo này ẩn trong từ “Merciful” là cách chơi chữ khi đảo các ký tự của từ “Lucifer” (Lu-xi-phe) có dư chữ M. Điều này có thể không đúng nếu không có thêm một chữ M nữa trong logo này, mà chữ M này có thể tách ra khỏi hình ảnh này mà không ảnh hưởng đến tấm hình. Quả thật, không khó để phát hiện ra một chữ M nữa. Nếu chúng ta lật ngược hình ảnh này, thì chúng ta thực sự thấy phần phía dưới áo của Chúa có chữ M, điều này cho thấy rằng người ta muốn chúng ta thấy bản chất của Lu-xi-phe trong cái “Merciful” (Từ Bi) mà người ta bày ra.
Có ba biểu tượng của Satan trong logo này:
  • Chữ A, viết tắt của từ Anarchy trong Tiếng Anh nói về tình trạng hỗn loạn hoặc vô chính phủ. Chữ A được hình thành từ tam giác trên áo và vòng dây đai đỏ của Chúa. Anarchy có nghĩa là phá bỏ tất cả những luật lệ hoặc làm bất cứ thứ gì người ta muốn, vốn là đường lối của những kẻ thờ Satan.
  • Chúng ta có thể nhận ra Dấu chỉ của Lu-xi-phe khi lật ngược tấm hình lên. Hai chân và hai đường màu đen phía dưới chân tạo thành chữ V, đây là dấu chỉ của Lu-xi-phe.
  • Con mắt giữa to hơn và nổi bật là biểu tượng của Tam Điểm vốn thường xuất hiện trên nền màu xanh.
Một trong những điểm đáng chú ý trong logo này là người được Chúa Giêsu vác trên vai chắc chắn là một người phụ nữ, vì khi quan sát bàn tay thì chúng ta thấy ngón trỏ của người này dài hơn ngón áp út – hầu hết những người phụ nữ đều có ngón trỏ dài hơn ngón áp út, ngược lại hầu hết những người đàn ông có ngón áp út dài hơn ngón trỏ. Chúng ta có thể dễ dàng tự kiểm chứng điều này. Hơn nữa, hình ảnh thon thả của đôi bàn tay cho thấy đây là đôi bàn tay của người phụ nữ. Vấn đề là người tạo ra logo này đang chỉ ra rằng người được Chúa Giêsu vác trên vai là một phụ nữ. Tác giả của logo này đang chỉ ra một cách rõ ràng rằng hai ngón trỏ trên đôi bàn tay này dài hơn hai ngón áp út. Tác giả của logo này muốn xác định rõ rằng đây là một người phụ nữ mà Chúa Giêsu đang vác trên vai. Bộ râu trên khuôn mặt người phụ nữ này là râu giả. Nói cách khác, logo này cổ võ cho chương trình hành động của phong trào chuyển đổi giới tính và phong trào tính dục đồng giới mà Cuộc Họp Thượng Hội Đồng Giám Mục vào tháng 10 năm nay đã hô hào.
Họ muốn cho phép những người sống trong tội trọng được rước Mình Thánh. Chính việc này sẽ làm cho Bí Tích Thánh Thể ra vô hiệu. Nếu một linh mục cố ý trao ban Mình Thánh Chúa cho những người sống trong tội trọng thì việc rước Mình Thánh Chúa là vô hiệu, nhưng Giáo Hội sẽ buộc các linh mục thực hiện việc này. Điều này sẽ tạo ra khủng hoảng trong Giáo Hội. Đây sẽ là Cuộc Đại Ly Giáo trong Giáo Hội, vốn đã được tiên báo là sẽ tàn phá Giáo Hội trong thời cuối. Khi ấy nhiều người Công Giáo sẽ nhận ra rằng Giáo Hoàng Phanxicô thực sự là Ngôn Sứ Giả.
Với những phân tích trên đây, chúng ta hy vọng rằng nhiều người Công Giáo lên tiếng phản đối để Vatican loại bỏ hình ảnh trong logo xấu xa ghê tởm này, vốn sẽ được sử dụng làm biểu tượng của Năm Thánh Từ Bi và lại khai mạc vào ngày Lễ trọng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.