Trong
những tuần lễ vừa qua, người ta đã tập trung quá nhiều sự chú ý về
vấn đề của Hy Lạp, nhưng sự thật là Hy Lạp chỉ đại diện cho một
phần rất nhỏ của quả bom nợ lớn chưa từng thấy trên toàn cầu và
quả bom nợ này đang đe dọa bùng nổ vào bất cứ lúc nào. Trong danh
sách bên dưới, chúng ta sẽ thấy 24 quốc gia hiện đang đối mặt với
khủng hoảng nợ toàn diện và 14 quốc gia đang nhanh chóng lâm vào tình
trạng khủng hoảng nợ. Hiện nay, tỉ lệ nợ trên toàn cầu so với tổng
sản phẩm quốc gia GDP đã vọt lên mức cao kỷ lục của mọi thời đại,
ở mức 286% và trên toàn cầu có khoảng 200 NGHÌN TỈ đô la nợ được ghi
trong sổ sách. Nếu chia đều cho đầu người trên toàn thế giới thì mỗi
một người đàn ông, đàn bà và con trẻ phải gánh một món nợ là
28.000 đô la. Vì gần một nửa dân số trên thế giới sống dưới mức 10 đô
la một ngày nên hầu như không có cách nào để có thể trả được món
nợ này. “Giải pháp” duy nhất trong hệ thống vận hành của chúng ta
hiện nay là cố gắng tránh xa tình trạng khủng hoảng nợ được lâu
chừng nào tốt chừng đó, cho đến khi khối nợ khổng lồ này cuối cùng
tự sụp đổ.
Như
chúng ta đang chứng kiến hiện nay tại Hy Lạp, cuối cùng thì chúng ta
cũng sẽ gánh quá nhiều nợ đến nỗi chúng ta thực sự không còn lối
thoát. Các quốc gia ở Châu Âu đang ra sức tìm giải pháp để cung cấp
cho Hy Lạp gói cứu trợ thứ ba, nhưng việc làm này chỉ giống
như dùng thẻ tín dụng này để trả nợ cho một thẻ tín dụng khác, vì
thực ra thì mọi quốc gia ở Châu Âu hiện đang chìm ngập trong nợ.
Ngay
cả khi người ta có thể đưa ra một “giải pháp dài hạn” cho tình trạng
nợ của Hy Lạp, thì việc làm đó cũng chỉ giải quyết một phần rất
nhỏ trong toàn bộ vấn đề mà chúng ta đang đối mặt. Nhiều quốc gia
trên thế giới chưa từng phải đối mặt với nợ nần khủng khiếp như vậy
trước đây và tình trạng nợ nần càng trở nên trầm trọng hơn mỗi
ngày.
Theo
một báo cáo của Tổ Chức Giảm Nợ trên thế giới thì hiện nay có 24
quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với khủng hoảng nợ toàn diện:
■ Armenia
■ Belize
■ Costa Rica
■ Croatia
■ Cyprus
■ Dominican Republic
■ El Salvador
■ The Gambia
■ Greece
■ Grenada
■ Ireland
■ Jamaica
■ Lebanon
■ Macedonia
■ Marshall Islands
■ Montenegro
■ Portugal
■ Spain
■ Sri Lanka
■ St Vincent and the Grenadines
■ Tunisia
■ Ukraine
■ Sudan
■ Zimbabwe
Và
14 quốc gia đang tiến sát đến tình trạng khủng hoảng nợ:
■ Bhutan
■ Cape Verde
■ Dominica
■ Ethiopia
■ Ghana
■ Laos
■ Mauritania
■ Mongolia
■ Mozambique
■ Samoa
■ Sao Tome e Principe
■ Senegal
■ Tanzania
■ Uganda
Vậy
thì người ta có thể làm được gì?
Liệu
chúng ta phải buộc những quốc gia “giàu có” cứu trợ những quốc gia
khủng hoảng này không?
Không,
sự thật là một số những quốc gia “giàu có” lại là những kẻ mang
nợ nặng nề nhất.
Chúng
ta hãy xem xét trường hợp Hoa Kỳ. Nợ công của quốc gia này đã gia
tăng gấp đôi kể từ năm 2007 và tới thời điểm hiện nay, theo tính toán
thì khối nợ này lớn đến nỗi hầu
như không thể trả được.
Châu
Âu cũng ở trong tình trạng tương tự như vậy. Các quốc gia thuộc khối
đồng tiền chung euro đang cố chắp vá để tạo ra “gói cứu trợ” cho Hy
Lạp, nhưng sự thật là hầu hết các
quốc gia sẽ sớm cần được cứu trợ.
Tất
cả những quốc gia này sẽ phải cầu cứu đến sự trợ giúp vào một
thời điểm nào đó. Thực tế là khối nợ của họ so với tổng sản phẩm
quốc gia (GDP) đã tăng vọt kể từ khi khối EU hầu như sụp đổ vào năm
2012.
Nợ
của Tây Ban Nha so với GDP đã tăng từ 69% lên 98%. Nợ của Ý so
với GDP đã tăng từ 116% lên 132%. Pháp từ 85% lên 95%.
Ngoài
Tây Ban Nha, Ý và Pháp, chúng ta cũng không quên Bỉ ( nợ 106% so với
GDP), Ai-len (nợ 109% so với GDP) và Bồ Đào Nha ( nợ 130% so với GDP).
Một
khi tất cả những quân cờ đôminô này bắt đầu sụp đổ, thì những hậu
quả đối với hệ thống tài chánh toàn cầu bị kích thích quá mức sẽ
là thảm họa khôn lường…
Đáng
chú ý là Tây Ban Nha đang mang gánh nợ 1 ngàn tỉ đô la và Ý 2,6 ngàn
tỉ euro. Những khoản nợ này được phát hành thành những cổ phiếu
ở thị trường thứ cấp có trị giá hàng chục triệu tỉ euro. Việc cắt
giảm nợ hoặc xóa nợ cho những quốc gia này sẽ gây ra sự sụp đổ hệ
thống ở Châu Âu.
Về
tổng thể, các ngân hàng ở Châu Âu đang sử dụng tỉ lệ đòn bẩy là
26/1. Ở mức độ kích thích kinh tế này thì ngay cả mức sụt giảm 4%
của giá trị cổ phiếu cũng sẽ quét sạch TẤT CẢ vốn liếng của
người ta. Bất cứ việc cắt giảm nợ nào đối với Hy Lạp, Tây
Ban Nha, Ý và Pháp cũng sẽ phải cao hơn 4% nhiều.
Tình
hình kinh tế ở Châu Á cũng cho thấy đầy những điềm gở.
Theo hãng tin Bloomberg, tỉ lệ nợ ở Trung Quốc đã tăng đến mức kỷ lục chưa từng
thấy trước đây…
Trong
lúc tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ở quý hai đã vượt qua những
dự đoán thì tỉ lệ nợ nần của nước này lại gia tăng với mức độ
còn nhanh chóng hơn.
Những
khoản nợ đáng chú ý dành cho các doanh nghiệp và hộ gia đình đã lên
đến mức kỷ lục là 207% so với GDP vào cuối tháng 6, tăng
125% so với năm 2008, theo các số liệu của hãng tin Bloomberg.
Chúng
ta hãy nhớ rằng số liệu trên đây chưa bao gồm nợ của chính phủ. Khi
chúng ta gộp tất cả các khoản nợ lại thì tổng số nợ so với GDP
của Trung Quốc nhanh chóng vượt qua mức 300%.
Tại
Nhật Bản, tình hình kinh tế càng tệ hại hơn. Ở Nhật Bản, tỉ lệ nợ
của chính phủ so với GDP giờ đây đã lên đến mức đáng kinh ngạc là 230%.
Con số nợ này lên cao đến mức người ta khó có thể tin được đó
là sự thật. Sự sụp đổ sắp tới ở Nhật Bản sẽ gây rúng động thế
giới.
Tất
nhiên là tình trạng kinh tế trên toàn cầu cũng tương tự như vậy. Thực
ra thì các chính phủ và các ngân hàng trung ương đã ra sức tránh
xa vấn đề kinh tế được lâu chừng nào hay chừng ấy, nhưng mọi người
đều biết rằng vấn đề kinh tế này sẽ không kết thúc một cách êm
thắm.
Và
khi tình trạng kinh tế bắt đầu sụp đổ thì sự việc sẽ không giống
bất cứ những gì mà chúng ta đã từng chứng kiến trước đây.
Giờ
đây nhiều vùng trên thế giới đang đối mặt với bất ổn thay vì sống
yên ổn. Không cường quốc nào ở Phương Tây có thể trả được những gánh
nợ. Nhật Bản và hầu hết các thị trường mới nổi cũng chịu tình
cảnh tương tự.
Châu
Âu là một thí nghiệm không thành công đối với chủ nghĩa xã hội
và việc thâm hụt trong chi tiêu. Khi nói về thị trường chứng khoán,
thị trường bất động sản và hệ thống ngân hàng ngầm thì Trung Quốc
là một quả bóng khổng lồ. Nhật Bản cũng là một điển hình xấu và
Mỹ là quốc gia nặng nợ nhất trên thế giới và họ đã sống quá khả
năng chi trả của họ suốt 50 năm qua.
Chúng
Ta sẽ chứng kiến sự sụp đổ ở cả hai khối nợ 200 nghìn tỉ đô la và
khối nợ 1,5 triệu tỉ đô la ở thị trường thứ cấp. Sự sụp đổ này sẽ
dẫn đến việc mất mát tài sản khủng khiếp nhất trong lịch sử thị
trường chứng khoán toàn cầu, khi thị trường cổ phiếu và các loại
tài sản mất giá từ 75 đến 95%. Thương mại toàn cầu cũng
sẽ sụt giảm khủng khiếp và chúng ta sẽ chứng kiến nỗi cơ cực
kinh hoàng trên toàn cầu.
Chuyển dịch từ nguồn: http://theeconomiccollapseblog.com/archives/the-bankruptcy-of-the-planet-accelerates-24-nations-are-currently-facing-a-debt-crisis
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét